THÍ ĐIỂM ĐIỀU TRỊ LỆ THUỘC MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2012 – 2015

 

Hiện nay, luật pháp của các nước trên thế giới xử lý người nghiện ma túy theo nhiều cách khác nhau. Với Việt Nam, chúng ta coi đa số người nghiện là lầm lỡ, sa ngã và họ là những nạn nhân đáng thương cần được xã hội cứu vớt khỏi con đường lầm lạc. Chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với người nghiện là tuyên truyền, giáo dục và động viên, khuyến khích họ đi cai nghiện đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để người nghiện được học tập, rèn luyện, tham gia vào hoạt động lao động sản xuất, được hướng nghiệp dạy nghề, tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao để từng bước giúp họ thoát khỏi bàn tay ác độc của ma túy. Họ đang rất cần những bàn tay nhân ái, rộng lượng của cả cộng đồng và xã hội giúp đỡ.

Với mục tiêu thực hiện chủ trương đa dạng hóa các mô hình cai nghiện ma túy và xã hội hóa hoạt động cai nghiện phục hồi, tạo điều kiện để những người cai nghiện ma túy được điều trị hiệu quả dựa trên bằng chứng tại cộng đồng nhưng không bị gián đoạn công việc hay học tập; Thí điểm xây dựng mô hình điều trị mở với các hình thức điều trị nội trú, bán trú  và ngoại trú do người cai nghiện tự nguyện lựa chọn.

Trên tinh thần đó, ngày 28 tháng 12 năm 2012 Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định số 6703/QĐ-UBND Về phê duyệt đề án “ Thí điểm điều trị lệ thuộc ma túy tại cộng đồng giai đoạn 2012-2015”.

Đối tượng tham gia vào chương trình là người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình, tại cộng đồng và cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng theo Điều 8, Điều 12 và Điều 16 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 9/9/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cai nghiện ma túy tại cộng đồng và người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên tự nguyện vào trung tâm Giáo dục – Lao động – Xã hội theo điều 23 Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 06 năm 2004 của Chính phủ quy định Chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh , tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý ci phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh.

QUY TRÌNH CAI NGHIỆN

* Tiếp nhận, phân loại

– Tư về phương pháp cai nghiện, vai trò, trách nhiệm của gia đình.

– Khám sức khỏe ban đầu và lập hồ sơ bệnh án theo mẫu

– Xét nghiệm, phát hiện chất ma túy và các xét nghiệm khác.

– Căn cứ vào hồ sơ bệnh án, phân loại đối tượng, tình trạng sức khỏe để tiếp nhận và bố trí vào các khu điều trị.

– Lập kế hoạch cai nghiện cho người từng người nghiện ma túy

* Cắt cơn giải độc, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội (từ 10 – 20 ngày)

– Áp dụng các bài thuốc Đông y hoặc thuốc từ dược liệu đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành.

– Thực hiện các biện pháp tâm lý, vật lý trị liệu, giúp người nghiện ma túy bớt lo âu, làm giảm hội chứng cai.

Chăm sóc, điều trị nội trú: Ngắn hạn (tối đa 30 ngày), dài hạn (tối đa 90 ngày) với các can thiệp chính:

– Chuyển gửi người bệnh đến các bệnh viện, trung tâm văn hóa, đào tạo việc làm… khi người bệnh được hồi gia hoặc chuyển sang giai đoạn điều trị và chăm sóc ngoại trú.

Điều trị ngoại trú  (bao gồm cả điều trị ngoại trú tích cực thời gian 6 -12 tháng).

– Chăm sóc và điều trị ngoại trú được cung cấp cho khách hàng dựa trên tình trạng lạm dụng ma túy  và nhu cầu của khách hàng. Điều trị ngoại trú được dành cho những bệnh nhân có mức độ lạm dụng ma túy ít nghiêm trọng so với người bệnh điều trị nội trú, có sự cam kết mạnh mẽ từ gia đình.

CÁC DỊCH VỤ 
ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

– Sàng lọc và đánh giá khách hàng

– Chăm sóc y tế

– Lập kế hoạch điều trị

– Tư vấn cá nhân và tư vấn nhóm

– Tập huấn về kỹ năng sống

– Thử và xét nghiệm phát hiện sử dụng ma túy

– Huấn luyện dự phòng tái nghiện

– Định hướng tới các nhóm hỗ trợ xã hội

– Các dịch vụ tư vấn và liệu pháp gia đình

– Thuốc điều trị

– Chăm sóc liên tục và chăm sóc sau cai.

                                                                                                               Nguyễn Trinh – Trung tâm TVCNMT